Trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, quản lý tài chính, thẩm định giá là một quy trình không thể thiếu giúp xác định giá trị thực tế và cung cấp cái nhìn toàn diện về một công ty hoặc tổ chức tại một thời điểm cụ thể, tạo nên nền tảng giúp chủ sở hữu, nhà đầu tư hoặc nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác trong các tình huống sau:
Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ các giao dịch trong kinh doanh như hoạt động mua bán, sáp nhập, (M&A), hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, giúp định hướng chính xác và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Quá trình thẩm định giá doanh nghiệp giúp cung cấp thông tin quan trọng cho nhà quản trị để phân tích hoạt động kinh doanh và tài chính liên quan đến doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ tìm kiếm giải pháp cải tiến trong quản lý để nâng cao hiệu quả hoát động sản xuất kinh doanh và kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thẩm định giá doanh nghiệp cho phép cơ quan quản lý Nhà nước nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và giá trị doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các mức thu thuế phù hợp cũng như là các chính sách quản lý cho từng doanh nghiệp.
Việc thẩm định giá doanh nghiệp giúp giải quyết dễ dàng hơn các tranh chấp giữa các cổ đông, đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong việc phân chia chổ phần, góp vốn, giải quyết vi phạm hợp đồng và các vấn đề liên quan khác.
Thẩm định giá doanh nghiệp là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực thẩm định giá doanh nghiệp, có thể tóm gọn bằng những bước sau:
Bước 1: Thu thập và phân tích thông tin
1.1. Thu thập thông tin Thu thập thông tin toàn diện về doanh nghiệp để có cơ sở định giá chính xác.
1.2. Phân tích thông tin Sau khi thông tin thu thập được, tiếp theo sẽ phân tích để tìm ra các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp:
Bước 2: Xác định mục đích thẩm định
Đơn vị thẩm định giá cần xác định một số vấn đề sau:
Bước 3: Lập kế hoạch thẩm định giá doanh nghiệp
Sau khi xác định mục đich thẩm định, tiếp theo đơn vị thẩm định sẽ lập kế hoạch thẩm định cho từng công việc cụ thể và tổng thời gian cho toàn bộ quá trình thẩm định giá.
Bước 4: Xác định giá trị thẩm định giá doanh nghiệp tùy theo mục tiêu và đặc điểm doanh nghiệp, các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phổ biến bao gồm:
Bước 5: Chuẩn bị báo cáo và lập báo thẩm định giá doanh nghiệp
Báo cáo thẩm đinh doanh nghiệp là văn bản ghi lại kết quả quá trình thẩm định. Nội dung phải cung cấp những thông tin như sau:
Bước 6: Bàn giao kết quả thẩm định giá
Báo cáo thẩm định giá được bàn giao cho khách hàng sau khi được thẩm định viên/đơn vị thẩm định giá trị doanh nghiệp ký và đóng dấu.
Với đội ngũ chuyên viên, thẩm định viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, chúng tôi đã hoàn thành hàng nghìn dự án thẩm định phục vụ đa dạng mục đích như xác định giá trị doanh nghiệp, hỗ trợ mua bán, sáp nhập, vay vốn, cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán, tính thuế, giải quyết tranh chấp, và nhiều lĩnh vực khác.
Công ty cổ phẩn thẩm định - giám định Cửu Long phục vụ tất cả các doanh nghiệp truyền thống, bên cạnh đó Cửu Long hỗ trợ các startup và doanh nghiệp mới phát triển, hiểu rõ đặc thù và nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Với phương pháp thẩm định linh hoạt, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, chúng tôi tự hào mang lại giá trị thực tế và giải pháp toàn diện. Trong hơn hai thập kỷ hoạt động, chúng tôi đã khẳng định vị thế là đối tác đáng tin cậy của mọi doanh nghiệp.
Công ty cổ phẩn thẩm định - giám định Cửu Long cam kết cung cấp dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc gia.
Công ty cổ phẩn thẩm định - giám định Cửu Long đảm bảo mang đến kết quả chính xác, minh bạch và đáng tin cậy, với mức chi phí hợp lý, cạnh tranh nhất trên thị trường.